CUỐI NĂM - “THỜI ĐIỂM VÀNG” ĐỂ NHÀ QUẢN TRỊ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÂN VIÊN
Cuối năm chính là “thời điểm vàng” để các chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị, lãnh đạo cùng nhìn nhận và đánh giá lại toàn bộ năng lực của đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, đánh giá nhân viên chưa bao giờ là việc dễ dàng. Vậy, làm thế nào để đánh giá năng lực của nhân viên hiệu quả? Hãy cùng HrOnline tìm hiểu về thang đo đánh giá năng lực nhân viên toàn diện nhất trong bài viết dưới đây nhé!
“Đánh giá nhân viên cuối năm” là một bức tranh tổng thể, ghi nhận lại toàn bộ quá trình làm việc, sự cố gắng và nỗ lực của đội ngũ nhân viên. Thông qua quá trình đánh giá nhân viên, nhà quản trị sẽ tiến hành đề ra các quyết định về lương, thưởng, chính sách phúc lợi và lộ trình thăng tiến, sao cho phù hợp với từng đối tượng được đánh giá. Đánh giá nhân viên cũng chính là cơ sở để các nhà quản trị tạo ra động lực để nhân viên tiếp tục cố gắng, phấn đấu và cống hiến cho sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc khen thưởng và tuyên dương những nhân viên có thành tích xuất sắc, thì việc phát hiện, đào tạo và nâng cao năng lực của nhân viên cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Đối với những nhân viên có tiềm năng, thái độ tốt, nhưng chưa đủ năng lực nghiệp vụ, các nhà quản trị sẽ tiến hành tổ chức các chương trình đào tạo, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên đó.
Vì sao doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá nhân viên cuối năm?
Đánh giá nhân viên là một bài toán cực kỳ “hack não”. Chính vì thế, để đánh giá được chính xác thái độ, năng lực của nhân viên, nhà quản trị buộc phải nắm bắt được toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên thông qua: Sự nỗ lực trong công việc; Hiệu quả, thái độ, năng suất làm việc của nhân viên trong từng giai đoạn...
Nếu không thực hiện tốt quá trình đánh giá, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như:
- Tốn kém thời gian nhưng không hiệu quả
- Dễ mất lòng nhân viên do thiếu tính xác thực, công bằng và minh bạch
- Hao tổn chi phí đầu tư vào các công cụ đo lường đơn lẻ…
Đặc tính và hạn chế của các thước đo đánh giá nhân viên
Để việc đánh giá nhân viên của doanh nghiệp trở nên có quy chuẩn và rõ ràng, các mô hình đánh giá nhân viên như KPI, ASK, OKR, 360… đã ra đời và được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, hạn chế của những thước đo đó là gì?
1. KPI
KPI (Key Performance Indicator) là thước đo được sử dụng phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản, KPI chính là chỉ số mục tiêu, dùng để đánh giá hiệu quả công việc của nhân sự trong doanh nghiệp. Thông qua KPI, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đo lường được hiệu suất công việc, thái độ, hiệu quả làm việc của nhân viên.
KPI (Key Performance Indicator)
Thế nhưng, trở ngại lớn nhất của KPI chính là “KPI chỉ phù hợp với các mục tiêu và định hướng ngắn hạn”. Chính vì thế, để hoàn thành được các chỉ số KPI, rất nhiều nhân viên sẽ không chú ý đến tiêu chuẩn của công việc. Tiêu biểu như:
- Nhân viên chỉ chú trọng lợi ích cá nhân
- Không đặt khách hàng làm trọng tâm
- Giảm mức độ sáng tạo của nhân viên
- Đánh mất hình ảnh và độ uy tín doanh nghiệp
KPI sẽ rất hiệu quả trong việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, có kế hoạch và lộ trình rõ ràng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng một mình KPI làm thước đo để đánh giá nhân viên, chắc chắn, nó sẽ mang lại rất nhiều bất cập và mặt trái.
2. OKR
OKR (Objective Key Results) là thước đo được quản lý theo mục tiêu, giúp tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đi đúng với định hướng mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Đồng thời, OKR đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân, phòng ban được diễn ra một cách xuyên suốt.
OKR (Objective Key Results)
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng OKR làm thước đo để đánh giá nhân viên sẽ rất dễ tạo ra hiệu ứng ngược. Ví dụ, nếu không tổ chức các buổi họp nội bộ, các ý kiến hoặc đề xuất của nhân viên sẽ không được ghi nhận, khi đó, OKR được đưa ra chỉ mang tính chất một chiều, thiếu sự liên kết. Ngoài ra, OKR cũng dễ gây ra sức ép trong công việc của nhân viên nếu doanh nghiệp đặt ra mục tiêu quá lớn hoặc quá khác biệt với thực tế.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng OKR như một kim chỉ nam, định hướng cho nhân viên xuyên suốt quá trình vận hành của doanh nghiệp. Thế nhưng, khi các yếu tố trong mô hình PESTLE (bao gồm các môi trường: chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp, môi trường) có sự chuyển biến hoặc thay đổi bất ngờ, doanh nghiệp sẽ rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng do khó điều chỉnh mục tiêu và chiến lược phát triển.
3. ASK
ASK (Attitude - Skill - Knowledge) là mô hình dùng để đánh giá khung năng lực tiêu chuẩn của nhân viên dựa trên 3 yếu tố chính là Thái độ – Kiến thức – Kỹ năng. ASK được sử dụng phổ biến trong việc giúp doanh nghiệp đưa ra các tiêu chí đánh giá, nhằm phân loại năng lực nhân viên theo từng nhóm một cách dễ dàng.
ASK (Attitude - Skill - Knowledge)
Mặt khác, ASK thường được đánh giá theo các cấp quản lý, hoặc đánh giá chéo theo nhóm, phòng ban... Thế nên, kết quả của việc đánh giá theo mô hình ASK thường bị phụ thuộc, thiếu sự công bằng, tốn thời gian và mang tính chất một chiều, khó đáp ứng được sự hài lòng của nhân viên.
Đánh giá nhân viên cuối năm là một bức tranh tổng thể, ghi nhận lại hành trình một năm cố gắng và nỗ lực của nhân viên. Kết quả của việc đánh giá nhân viên cuối năm được tổng hợp từ các báo cáo đánh giá theo tuần, theo tháng, theo quý... Chính vì thế, việc đánh giá phải diễn ra cực kỳ thường xuyên, rõ ràng và có chu kỳ rõ ràng. Nếu sử dụng 1 mô hình đánh giá duy nhất, doanh nghiệp sẽ dễ mắc phải các hạn chế nhất định do mô hình đó đem lại. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều mô hình quản lý, doanh nghiệp lại phải đối mặt với bài toán “thời gian”. Vậy, đâu là cách đánh giá nhân viên hiệu quả nhất?
Phương pháp giải quyết bài toán “Đánh giá nhân viên”
Với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ với số lượng nhân sự từ 10 - 50 nhân viên, thì việc đánh giá nhân viên không phải là một bài toán quá khó. Thế nhưng, đứng trước một doanh nghiệp quy mô nhân sự vừa hoặc lớn, từ hàng trăm tới hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn… thì việc đánh giá nhân viên sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
Dựa theo các báo cáo thống kê về hình thức đánh giá nhân viên tại các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, việc đánh giá nhân viên ở các doanh nghiệp vẫn đang còn rất thủ công và truyền thống. Đa phần, các doanh nghiệp thường sử dụng phương thức đánh giá một chiều hoặc quá cảm tính. Các chuyên gia đã đặt ra 5 vấn đề rủi ro và cũng là thách thức rất lớn đặt ra cho doanh nghiệp bao gồm:
- 1. Không tổ chức đánh giá thường xuyên
- 2. Số lượng nhân viên quá lớn
- 3. Đánh giá một chiều, cảm tính
- 4. Tốn kém thời gian, chi phí
- 5. Không có công cụ đánh giá chuyên nghiệp
5 vấn đề trong quá trình đánh giá nhân viên
Hiểu được điều đó, đội ngũ chuyên gia của HrOnline - Nền tảng quản lý nhân sự toàn diện đã thiết kế tính năng Quản lý Đánh giá, giúp quá trình đánh giá nhân viên của doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Giải quyết bài toán đánh giá nhân viên bằng HrOnline
HrOnline tích hợp đa hình thức đánh giá, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng theo dõi các tiêu chí đánh giá và kết quả xếp loại đánh giá nhân viên. Tính năng Quản lý đánh giá của HrOnline hoàn toàn tự tin đáp ứng các doanh nghiệp:
- Đánh giá và đo lường cụ thể tiến độ hoàn thành mục tiêu, hiệu quả làm việc của nhân viên một cách đa chiều, đa dạng thông qua các chỉ số KPI, ASK, 360 và OKR
- Toàn bộ công việc, mức độ hoàn thành công việc của nhân viên sẽ được lưu trữ trên hệ thống, đảm bảo sự công bằng và rõ ràng giữa các nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
- Kiểm soát được toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên, qua đó, đề ra chính sách phúc lợi phù hợp cho từng đối tượng
- Cải thiện năng suất hoạt động và làm việc của nhân viên
HrOnline - tính năng quản lý đánh giá
Việc phối hợp đa hình thức đánh giá (OKR, 360, KPI, ASK) với quá trình xây dựng tiêu chí đánh giá của HrOnline có thể giúp doanh nghiệp tạo ra hệ thống đánh giá bài bản, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu đánh giá của doanh nghiệp dưới góc nhìn đa chiều, đa dạng và toàn diện.
HrOnline - Đáp ứng mọi nhu cầu trong quản lý nhân sự của doanh nghiệp
HrOnline là nền tảng quản lý nhân sự toàn diện hàng đầu Việt Nam, phục vụ cho hơn 5000 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Với những tính năng ưu việt, HrOnline đã trở thành giải pháp hiệu quả, đồng hành cùng các doanh nghiệp trên chặng đường số hóa tất cả hoạt động của phòng nhân sự một cách toàn diện, thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số, bứt phá thành công trên thị trường.
HrOnline - Nền tảng quản lý nhân sự toàn diện
HrOnline hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa các quy trình làm việc, nâng cấp chất lượng dịch vụ, cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh, đồng thời, xây dựng uy tín cho phòng nhân sự. Từ đó, thiết lập các quy trình nghiệp vụ, nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban giúp doanh nghiệp chuẩn hóa thông tin, chuẩn hóa quy trình làm việc.
Tích hợp hơn 100 tính năng nổi bật như quản lý chấm công, tính lương, quản lý đánh giá hiệu suất công việc, quản lý tuyển dụng, Elearning… HrOnline không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá nhân viên một cách đồng bộ, công bằng, minh bạch, mà còn giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường chuyển đổi số “khốc liệt” như hiện nay. Nhà quản trị ơi, đừng để cuối năm mới bắt đầu tức tốc “chạy KPI” đánh giá nhân viên. Hãy liên hệ ngay HrOnline để sở hữu quy trình đánh giá nhân viên toàn diện và hiệu quả nhất nhé!
Bài viết mới nhất

4 BƯỚC XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH HIỆU QUẢ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

OKRs VÀ CON ĐƯỜNG GẶT HÁI THÀNH CÔNG CỦA CÁC ÔNG LỚN TRONG NGÀNH

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NỘI BỘ HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

VƯỢT QUA TÂM LÝ “NGẠI THAY ĐỔI” CÙNG HRONLINE - NỀN TẢNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN

4 BƯỚC XÂY DỰNG MÔ HÌNH OKR DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

TIẾT LỘ CÁCH LÀM BẢNG ĐÁNH GIÁ KPI DÀNH RIÊNG CHO DOANH NGHIỆP

TIẾT LỘ “KEY” CHUYỂN ĐỔI SỐ NHÂN SỰ CÙNG SANEST KHÁNH HÒA

KHẢI HOÀN LAND: XÂY DỰNG PHÒNG NHÂN SỰ SỐ THÔNG MINH THÔNG QUA HRONLINE

BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA TẬP ĐOÀN NEXTTECH

TIẾP CẬN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN VÀ THÔNG MINH CÙNG TAKAKO
Bài viết xem nhiều nhất

Các Loại Chiến Lược Kinh Doanh Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Tập đoàn viễn thông quân đội viettel quản lý nhân sự như thế nào?

Top 5 Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự 4.0 – Giải Pháp Toàn Diện Cho Doanh Nghiệp Hiện Đại

Quản Trị Là Gì? Phân Biệt Quản Trị Và Quản Lý?

Cách mạng về nhân sự của tập đoàn vingroup

Jack Ma: Hành Trình Từ Kẻ Thất Bại Trở Thành Tỷ Phú Giàu Nhất Trung Quốc

Câu Chuyện Thành Công Của Ông Vua Công Nghệ Bill Gate

[HOT] Các Nhân Tố Ảnh Hướng Tới Văn Hóa Doanh Nghiệp

Quản lý nhân sự của jack ma: không phải doanh nghiệp nào cũng làm được

4 BƯỚC XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH HIỆU QUẢ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP
“Cách xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên” đang trở thành từ khóa nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng và quản lý thành công lộ trình công danh cho từng nhân viên vốn không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có quy mô nhân sự vừa hoặc lớn. Vậy đâu là cách để xây dựng và quản lý lộ trình công danh cho nhân viên? Cùng HrOnline khám phá 4 bước xây dựng lộ trình công danh hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây ngay nhé!

OKRs VÀ CON ĐƯỜNG GẶT HÁI THÀNH CÔNG CỦA CÁC ÔNG LỚN TRONG NGÀNH
Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm cách để đặt mục tiêu và chinh phục mục tiêu, thì hãy thử nghiên cứu giải pháp đến từ mô hình OKRs ngay nhé!
Nhân sự là yếu tố quyết định sự thành bại của cả một tổ chức, doanh nghiệp. Để trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành, Google không chỉ dựa vào ý tưởng thành lập công ty, mà họ nhờ vào phương thức quản trị nhân sự thông qua OKSs - một phương pháp đánh giá được hình thành bởi Larry Page và Sergey Brin. Vậy OKRs là gì? Đâu là những lợi ích của OKRs có thể mang lại cho doanh nghiệp. Hãy cùng đội ngũ HrOnline khám phá ngay nhé!

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NỘI BỘ HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp của bạn đã có một quy trình đào tạo nội bộ thực sự hiệu quả?
Theo Udemy for Business, 71% chuyên gia nhân sự tin rằng nhân viên trong doanh nghiệp không có đủ kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại. Để chấm dứt tình trạng trên và biến nguồn nhân lực làm lợi thế cạnh tranh độc nhất, hãy xây dựng ngay một quy trình đào tạo nội bộ đúng chuẩn và hiệu quả.

VƯỢT QUA TÂM LÝ “NGẠI THAY ĐỔI” CÙNG HRONLINE - NỀN TẢNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN
Vượt qua tâm lý “ngại thay đổi” là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp bứt phá trong hành trình quản lý nhân sự. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tâm lý “ngại thay đổi”

4 BƯỚC XÂY DỰNG MÔ HÌNH OKR DÀNH CHO DOANH NGHIỆP
OKR (hay Objectives and Key Results) được khái niệm là một hệ thống quản trị mục tiêu trong một tổ chức, doanh nghiệp. Cùng HrOnline tìm hiểu kỹ hơn về OKR và quy trình 4 bước xây dựng mô hình OKR hiệu quả dành cho doanh nghiệp nhé!

TIẾT LỘ CÁCH LÀM BẢNG ĐÁNH GIÁ KPI DÀNH RIÊNG CHO DOANH NGHIỆP
Cụm từ “Đánh giá nhân viên” luôn là vấn đề đáng báo động, gây ra rất nhiều sự nhức nhối cho các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý… Trên thực tế, phần lớn nguyên nhân của việc đánh giá nhân viên không hiệu quả đều có điểm xuất phát từ việc sử dụng sai phương pháp. Vậy làm cách nào để có thể theo dõi và nắm bắt được toàn bộ khung năng lực của nhân viên? Và đâu là cách làm bảng đánh giá KPI hiệu quả nhất? Cùng HrOnline tìm hiểu nhanh thông qua bài viết dưới đây.

KHÁM PHÁ CÂU HỎI: CÁCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ LÀ GÌ?
Để đạt được sự thành công và hiệu quả cao trong kinh doanh, việc đề ra một kế hoạch quản lý nhân sự là cực kỳ cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự đảm nhiệm vai trò giám sát nhiều hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn: tuyển dụng và lựa chọn ứng viên, đào tạo, phát triển phúc lợi, phát triển mối quan hệ giữa các nhân viên… Có thể hiểu, “Nhân sự” chính là bộ phận cốt lõi của cả một doanh nghiệp. Để tiến xa hơn trên con đường thành công, hiểu được “cách quản lý nhân sự là gì?” sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tốt nhất đối với các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai. Hãy cùng HrOnline tìm hiểu những “cách quản lý nhân sự là gì” trong bài viết dưới đây.

BƯỚC NÀO QUAN TRỌNG NHẤT TRONG QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NĂM 2023?
Tuyển dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Hoạt động này yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần phải đảm bảo xây dựng được quy trình tuyển dụng nhân sự chi tiết, rõ ràng để thu hút được những ứng viên tiềm năng cho tổ chức. Để việc tuyển dụng diễn ra thành công và hiệu quả, thì trước hết, nhà tuyển dụng cần xác định được bước nào quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng, từ đó, lập nên sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự toàn diện nhất. Hãy cùng HrOnline phân tích và tìm hiểu các bước cơ bản giúp tạo ra quy trình tuyển dụng tối ưu dành cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!